9h – 18h, Thứ hai – Thứ bảy (Chủ nhật đóng cửa)
+84 903 416 407

Premium Dental Clinic

Niềng răng mắc cài kim loại

Trong các phương pháp chỉnh nha, niềng răng mắc cài kim loại vẫn được áp dụng nhiều nhất. Nguyên nhân là do chi phí phải chăng và hiệu quả nắn chỉnh răng cao. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn các thông tin chi tiết liên quan đến phương pháp trên từ phân loại, quy trình, ưu, nhược điểm đến chi phí.

1. Tìm hiểu về niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng hệ thống khí cụ gồm mắc cài kim loại, dây cung… gắn trực tiếp lên bề mặt hàm răng để tác động lực, kéo răng tới đúng vị trí chuẩn trên cung hàm. Loại vật liệu chính được sử dụng trong phương pháp trên là niken, titanium. Đây là một loại hợp kim không gỉ nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng nướu trong quá trình chỉnh nha.

Hệ thống các khí cụ chỉnh nha sẽ kết hợp với nhau để tạo ra lực giúp nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trên cung hàm trở về đúng vị trí chuẩn. Sau khi chỉnh nha với mắc cài kim loại, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.

 

 

2. Các loại niềng răng với mắc cài kim loại

Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại được chia ra thành hai loại chính là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.

2.1. Niềng mắc cài kim loại thường

Niềng bằng mắc cài kim loại thường là phương pháp niềng răng cơ bản nhất. Các bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung và thun buộc cố định để tạo lực siết lên răng. Trong đó, thun buộc có vai trò giữ cố định dây cung trên các rãnh mắc cài.

Độ đàn hồi của dây thun sẽ giúp cho lực tác động lên răng diễn ra liên tục. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, dây thun cũng sẽ bị giãn ra nên bạn cần tới nha khoa thường xuyên để thay dây thun khác, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra theo đúng tiến độ.

2.2. Niềng mắc cài kim loại tự buộc

So với mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự buộc được cải tiến hơn với hệ thống nắp trượt tự động. Các nắp trượt có thể đóng mở linh động giúp cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Nhờ vậy, lực tác động lên răng cũng diễn ra ổn định hơn và hạn chế lực ma sát tác động lên răng.

Khi áp dụng phương pháp niềng bằng mắc cài tự buộc, bạn sẽ không cần phải đến phòng khám nha khoa nhiều lần. Đồng thời, mức độ đau nhức khi niềng cũng được giảm bớt đi đáng kể.

3. Ưu, nhược điểm nổi bật của niềng răng bằng mắc cài kim loại

Phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài kim loại có những ưu và nhược điểm như sau:

3.1. Ưu điểm

Niềng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha được khá nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm sau:

– Hiệu quả chỉnh nha cao: Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại được đánh giá rất cao về hiệu quả nắn chỉnh răng mọc sai lệch. Mắc cài kim loại kết hợp với các khí cụ khác như thun chỉnh nha, dây cung, minivis… sẽ tác động lực kéo ổn định lên răng, giúp các răng mọc sai lệch mau chóng dịch chuyển tới đúng vị trí ở trên cung hàm. Đặc biệt, phương pháp trên phù hợp với hầu hết các trường hợp răng sai lệch từ đơn giản đến phức tạp như móm, hô nặng, khớp cắn sâu…

– Chi phí phù hợp: Niềng mắc cài kim loại có chi phí rẻ hơn so với niềng mắc cài sứ, pha lê hay khay trong. Chính vì chi phí phải chăng nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.

– Thời gian niềng ngắn: Trong trường hợp khớp cắn bị sai lệch nặng, quá trình niềng răng bằng mắc cài kim loại sẽ ngắn hơn so với niềng răng khay trong. Do mắc cài được gắn cố định nên tác dụng lực kéo đều đặn. Trong khi đó, với niềng răng khay trong, bạn có thể dễ dàng tháo khi cần thiết.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, niềng bằng mắc cài kim loại vẫn tồn tại một vài nhược điểm như:

– Tính thẩm mỹ thấp: Mắc cài được làm bằng hợp kim nên có màu sắc tương phản với răng. Do đó, khi bạn đeo niềng, khí cụ sẽ lộ rõ trên bề mặt răng, gây mất thẩm mỹ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người trong quá trình niềng răng.

– Cộm cấn, khó chịu: Khí cụ niềng được gắn cố định lên bề mặt của hàm răng. Chúng chắc chắn sẽ gây ra cảm giác cộm cấn, khó chịu, dẫn tới quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

– Dễ làm tổn thương niêm mạc miệng: Trong quá trình đeo niềng, mắc cài có thể ma sát và làm tổn thương lưỡi, má trong, môi… Nếu bạn không xử lý sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây đau nhức dai dẳng.

 

 

4. Trường hợp nào phù hợp để niềng răng bằng mắc cài kim loại

Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại phù hợp với những trường hợp dưới đây:

– Khớp cắn sâu: Răng cửa hàm trên gần như bao phủ hoàn toàn lên răng cửa ở hàm dưới.

– Khớp cắn ngược: Răng cửa hàm dưới chìa ra phía bên ngoài so với răng cửa hàm trên khi ngậm chặt hai hàm.

– Khớp cắn chéo: Các răng ở trên cung hàm chia ra thành nhiều nhóm thò ra thụt vào khác nhau, phá vỡ sự đối xứng của hai hàm.

– Răng thưa: Hai răng liên tiếp trên cung hàm xuất hiện khe hở khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại.

– Khớp cắn hở: Hàm trên và hàm dưới không thể chạm vào nhau khi bạn cắn chặt miệng.

– Răng mọc chen chúc: Các răng trên cung hàm mọc chen chúc, thậm chí một vài răng còn bị đẩy ra phía trước hoặc phía sau.

– Hô: Nhóm răng ở hàm trên mọc chìa ra bên ngoài so với hàm dưới.

5. Quy trình niềng răng với mắc cài kim loại gồm các bước nào

Tại Nha Khoa Paris, quy trình niềng bằng mắc cài kim loại gồm có các bước sau:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát và chụp phim tại chỗ hoặc Panorama/CT để biết chính xác tình trạng răng và xây dựng phác đồ niềng răng tối ưu. Sau đó, bác sĩ chuẩn bị những phương tiện cần thiết như kìm kẹp chun, kẹp mắc cài… Riêng với trường hợp mắc bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nướu… bác sĩ cần điều trị trước khi gắn khí cụ.

– Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu ở hàm trên và hàm dưới để lưu dữ liệu trước khi niềng. Kế tiếp, bác sĩ đặt chun tách kẽ nhằm tạo khoảng trống giữa kẽ răng để gắn khâu.

– Bước 3: Bác sĩ gắn khâu và mắc cài lên vị trí phù hợp. Sau đó, bác sĩ đi dây cung và chun buộc (trong trường hợp niềng bằng mắc cài thường).

– Bước 4: Bạn cần đến nha khoa theo đúng kế hoạch chỉnh nha để thay dây cung, chun buộc, dây thép hoặc siết răng.

– Bước 5: Tháo khí cụ khi các răng đã dịch chuyển tới đúng vị trí chuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không dịch chuyển trở về vị trí ban đầu.

6. Niềng răng mắc cài kim loại có mức giá bao nhiêu

Chỉnh nha bằng mắc cài kim loại có mức giá dao động từ 30.000.000 – 45.000.000 đồng/gói. So với các phương pháp chỉnh nha khác, niềng bằng mắc cài kim loại có mức giá rẻ hơn. Bởi vật liệu để làm khí cụ là hợp kim không rỉ nên chi phí rẻ hơn nhiều so với mắc cài sứ, pha lê hay khay trong. Mặc dù vậy, hiệu quả chỉnh nha của mắc cài kim loại không hề kém cạnh so với phương pháp nào.

7. Niềng răng bằng mắc cài kim loại mất thời gian bao lâu

Một ca niềng răng bằng mắc cài kim loại thường kéo dài từ 12 – 24 tháng. Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể tháo niềng. Các răng mọc sai lệch trên cung hàm đã trở về đúng vị trí và hai hàm có khớp cắn chuẩn.

Tuy nhiên, thời gian đeo niềng còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sai lệch của răng. Nếu như các răng trên cung hàm chỉ bị sai lệch nhẹ, bạn chỉ cần đeo niềng trong khoảng 12 tháng là đã có thể tháo niềng. Tuy nhiên, nếu răng bị sai lệch nặng kèm theo mắc các bệnh lý về răng, nướu, thời gian niềng răng chắc chắn sẽ lâu hơn.

8. Review thực tế từ những người đã niềng răng mắc cài kim loại

Dưới đây là những chia sẻ thực tế về trải nghiệm niềng răng bằng mắc cài kim loại:

– Anh Hoàng Minh chia sẻ:

“Quyết định niềng răng bằng mắc cài kim loại là một lựa chọn đúng đắn đối với tôi. Sau khi hoàn thành đeo niềng, các răng trên cung hàm đã được sắp xếp về đúng vị trí. Mặc dù ban đầu lúc mới đeo niềng tôi có cảm thấy cộm cấn và khó chịu nhưng sau một thời gian tôi đã thích ứng được với lực siết của khí cụ. Kết quả chỉnh nha khiến tôi vô cùng hài lòng.”

– Chị Hồ Thanh chia sẻ:

“Lúc mới đầu trước khi tiến hành niềng, tôi đã rất lo lắng về cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, thực tế thì cơn đau chỉ xuất hiện trong một vài giai đoạn. Sau khoảng hơn 12 tháng đeo niềng, hiện tôi đã có được một hàm răng đều và đẹp như mong muốn.”

– Chị Kiều Loan chia sẻ:

“Được các bác sĩ tại Nha Khoa VINMEC VIEW tư vấn, tôi đã quyết định niềng răng bằng mắc cài kim loại. Dù phải trải qua một số giai đoạn đau nhức nhưng đây là một hành trình đáng giá do mang lại cho tôi một hàm răng thẳng đều với khớp cắn chuẩn.”

 

 

9. Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà khi niềng mắc cài kim loại

Khi chỉnh nha với mắc cài kim loại, bạn cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận:

– Tránh ăn những thực phẩm cứng (xương, táo, ổi…) hoặc có khả năng bám dính cao như (đồ nếp, cao su, kẹo dẻo…)

– Không dùng răng cửa để cắn xé thức ăn bởi có thể gây bung, tuột mắc cài.

– Thực phẩm nên được cắt nhỏ và nấu mềm trước khi ăn nhai.

– Đến nha khoa cắt dây cung thừa để tránh tình trạng bị sang chấn niêm mạc, gây áp xe hoặc chảy máu.

– Tuyệt đối không được tự ý tháo khí cụ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Vệ sinh răng, nướu cẩn thận bằng kem đánh răng có fluoride và bàn chải mềm, bàn chải kẽ.

– Dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ răng.

– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo tiến độ chỉnh nha.

Có thể nói, niềng răng mắc cài kim loại là sự lựa chọn phù hợp dành cho những người đang có muốn nắn chỉnh răng với chi phí phải chăng. Chỉ sau khoảng 12 – 24 tháng đeo niềng, bạn đã có được một hàm răng đẹp với khớp cắn chuẩn đúng như mong muốn.

Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ