9h – 18h, Thứ hai – Thứ bảy (Chủ nhật đóng cửa)
+84 903 416 407

Premium Dental Clinic

Ghép xương răng

1. Vì sao phải ghép xương răng?

Thông thường ghép xương răng được triển khai như một phương pháp hỗ trợ cho kỹ thuật phục hình răng Implant. Ngoài ra, thủ thuật y khoa đó còn được thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo xương hàm nhờ việc bổ sung một lượng xương nhân tạo vào các vị trí đang bị thiếu.

Như vậy, đơn giản là khi xương hàm bị thiếu, yếu hoặc mỏng không đủ thể tích đạt chuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương răng giả để “bù” lại cho đủ.

Tất nhiên, ghép xương răng được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, tùy vào tình trạng của mỗi người. Nhưng phổ biến nhất vẫn là đảm bảo các tiêu chuẩn về ổ xương hàm trước khi trồng răng Implant.

Điều trên cũng không đồng nghĩa với việc, cứ cấy trụ Implant là đều phải thực hiện ghép xương ổ răng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng đối với từng trường hợp cần hoặc không cần để đưa vào phác đồ điều trị cụ thể.

2. Những trường hợp nên ghép xương?

 

 

 

Các lý do nên ghép xương răng

Dù chỉ là một ca tiểu phẫu, nhưng không phải trường hợp nào cũng nên ghép xương ổ răng. Theo đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thực hiện trong các trường hợp dưới đây:

+ Khách hàng bị tiêu xương hàm: Tình trạng tiêu vùng xương hàm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như mất răng lâu năm, viên nha chu nặng hay do đeo hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ. Tuy nhiên, thời gian ban đầu rất ít người có thể nhận ra ảnh hưởng từ điều đó và chỉ nhận ra đến khi tình trạng diễn biến nặng hơn. Vì vậy, nếu như đã bị tiêu xương hàm thì dù có cấy ghép Implant hay không bác sĩ vẫn khuyên khách hàng nên ghép xương ổ răng để hạn chế các biến chứng xảy ra.

+ Khách hàng có chất lượng xương hàm kém: Dù chưa bị tiêu, nhưng nếu xương hàm quá mỏng, yếu dễ gãy thì vẫn cần ghép xương trồng răng Implant.

+ Sau khi nhổ răng hoặc mới mất răng: Ghép xương sau khi nhổ răng hoặc mới mất răng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Hơn thế, đây còn là “thời điểm vàng” để cấy xương nhân tạo vì thao tác vừa đơn giản mà tiến hành cũng nhanh chóng.

+ Cấu trúc xương hàm bị thay đổi: Do chấn thương hoặc di chứng để lại từ các đợt phẫu thuật trước đó khiến cấu trúc cũng như thế tích xương hàm bị thay đổi. Nên để tránh các biến chứng tiếp diễn cần ghép xương giả điều chỉnh lại cấu trúc.

3. Kỹ thuật ghép xương răng

Trong nha khoa, hiện có 4 kỹ thuật ghép xương ổ răng được thực hiện phổ biến nhất là tổng hợp, dị chủng, đồng chủng và tự thân. Mỗi một kỹ thuật sẽ có cách triển khai và đặc điểm riêng biệt.
 

 

 

3.1. Ghép xương tổng hợp

Trong kỹ thuật tổng hợp, xương được sử dụng để cấy ghép sẽ chế tác từ các vật liệu tổng hợp với Calcium Phosphate là thành phần chính. Đây là loại xương nhân tạo gần giống với xương tự nhiên và rất được ưa chuộng trong nha khoa.

Chúng không chỉ có mức độ tương thích sinh học cao mà còn an toàn và lành tính với 2 sự lựa chọn khác nhau là xương tự tiêu và xương không tự tiêu.

3.2. Ghép xương dị chủng

Ngay từ tên gọi đã nói lên bản chất thực sự của kỹ thuật ghép xương ổ răng dị chủng. Giải thích từ mặt nghĩa đơn giản thì “dị” có nghĩa là khác biệt còn “chủng” là chủng loại. 

Như vậy, đối với kỹ thuật dị chủng sẽ không sử dụng xương nhân tạo gần tương tự xương người nữa mà là dùng xương động vật. Cũng chính vì điều đó mà nhiều người khi nghe xong sẽ không khỏi nghi ngại.

Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, các xương động vật luôn được kiểm tra nghiêm ngặt và đo lường kỹ lưỡng về mức độ tương thích và an toàn với sức khỏe con người.

3.3. Ghép xương đồng chủng

Đối với kỹ thuật tiếp theo, các bác sĩ sẽ sử dụng xương từ cơ thể người khác cấy ghép cho khách hàng.

Để đảm bảo về mức độ tương thích và hạn chế các biến chứng xảy ra, trước khi tiến hành, phần xương được sử dụng cấy ghép sẽ được kiểm tra và khử trùng triệt để.

3.4. Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân thực tế cũng có điểm tương đồng với kỹ thuật thứ 3, vì cùng sử dụng xương tự nhiên. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là một bên sử dụng xương của khách hàng, còn một bên là xương của người khác.

Phần xương sử dụng sẽ được lấy ở các bộ phận khác như xương sườn, xương chậu,… 

Trong 4 kỹ thuật thì đây là kiểu được áp dụng phổ biến nhất vì mức độ thành công cao.

4. Tác dụng khi ghép xương trong cấy ghép Implant

Như đã đề cập đến ở phần trên, cấy ghép xương ổ răng được thực hiện chủ yếu trước khi cấy ghép Implant. Chúng giống như một phương pháp bổ trợ với một trong hai mục đích là kích thích hoặc hướng dẫn tạo xương.

Với mục đích như vậy, nên tác dụng khi ghép xương trong phục hình răng Implant được thể hiện rất rõ ràng với các khía cạnh khác nhau.

  • Gia tăng thể tích mật độ xương, đảm bảo các tiêu chí về chiều cao, độ dày,… của ổ xương hàm trước khi trồng trụ chân răng.
  • Nâng cao khả năng tích hợp sinh học giữa trụ Implant và ổ xương hàm.
  • Đảm bảo độ vững chắc, khả năng chịu lực của trụ.
  • Gia tăng tuổi thọ sử dụng của Implant.

 

 

 

 

5. Một số các biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép xương răng

Thực tế thì tỷ lệ thành công của ca tiểu phẫu ghép xương răng luôn rất cao nhưng với điều kiện kèm theo là được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn sâu, quy trình đạt chuẩn, cơ sở vật chất đầy đủ và khử trùng tuyệt đối.

Nhưng ngược lại, nếu những điều kiện trên chỉ cần không đảm bảo thì ghép xương thất bại là điều khó tránh. Chưa kể, còn có khả năng xảy ra một số biến chứng như chảy máu, răng cấy bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng cho các răng lân cận hay trụ Implant bị đào thải.

5.1. Chảy máu

Sau khi phẫu thuật xong, khách hàng được hướng dẫn căn nhẹ một miếng bông vào vị trí vết mổ để cầm máu. Tuy nhiên, nếu trong suốt 1 – 2 ngày đầu tình trạng trên vẫn tiếp diễn và có dấu hiệu tăng dần thì bạn cần đến gặp ngay bác sĩ điều trị.

Bởi đây là một trong số những biến chứng xảy ra do quá trình ghép xương ổ răng ngay từ ban đầu đã không được đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn. Hoặc nguyên nhân xuất phát từ chính khách hàng khi đã tác động mạnh vào vết mổ.

5.2. Răng cấy ghép bị nhiễm trùng

Nếu như xương cấy ghép có vấn đề sẽ khiến phần răng giả được trồng bên trên rơi vào tình trạng nhiễm trùng.

Biểu hiện của biến chứng trên rất rõ ràng, khi quan sát sẽ thấy vùng nướu xung quanh chân răng bị sưng tấy lên, có mủ hoặc máu chảy ra khi tác động vào.

Răng cấy ghép bị nhiễm trùng mà nguyên nhân xuất phát từ xương ổ răng sẽ kéo dài và ngày một nghiêm trọng nếu không được xử lý ngay.

5.3. Khiến các răng lân cận bị ảnh hưởng xấu

Trong quá trình cấy ghép xương nếu như các bác sĩ tính toán sai thể tích xương cần bổ sung hoặc có tác động quá mạnh sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các răng và mô mềm lân cận.

Nhất là khi phạm phải các răng cấm còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, chưa kể theo thời gian còn khiến chúng dần bị yếu đi tạo thành một hệ thống lan truyền trên toàn hàm.

5.4. Trụ răng bị đào thải

Một trong những vai trò của cấy xương trồng răng Implant là gia tăng khả năng tích hợp giữa trụ và ổ xương hàm.

Vậy nếu như ca tiểu phẫu được tiến hành trước không đạt kết quả như mong đợi, thì rất có thể chỉ một thời gian sau đã xuất hiện tình trạng trụ răng bị đào thải.

Rơi vào trường hợp đó thì buộc bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý trước khi chúng khiến vùng mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng cũng như thực hiện trồng trụ Implant lại.

 

 

 

6. Một số câu hỏi về ghép xương răng

Bản thân mỗi người trước khi thực hiện bất kỳ một phẫu thuật nào dù là tiểu phẫu hay đại phẫu thì chắc chắn cũng sẽ có rất nhiều thắc mắc, câu hỏi cần được giải đáp. Thấu hiểu tâm lý chung, ngay sau đây chúng tôi sẽ tư vấn những vấn đề mà khách hàng thường quan tâm nhiều nhất về ghép xương răng.

6.1. Ghép xương răng bao lâu thì lành thương?

Tùy theo cơ địa mà thời gian lành thương sau phẫu thuật của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nếu tính theo tốc độ trung bình thì cứ sau 1 tháng cấy ghép thì phần xương nhân tạo mới mọc thêm 1mm.

Do vậy, tối thiểu phải 6 tháng sau thì chúng mới tích hợp thành công với ổ xương hàm và răng thật. Đây cũng chính là thời điểm mà chúng ta mới tiến hành trồng răng Implant được.

6.2. Ghép xương răng có đau không?

Trước khi phẫu thuật, khách hàng sẽ được tiêm thuốc tê nên hoàn toàn không có cảm giác đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.

Ghép xương ổ răng là một kỹ thuật nha khoa có tác động xâm lấn, vì vậy sau khi hết thuốc tê rất khó tránh được tình trạng hơi đau nhức và khó chịu. Nhưng hiện tượng đó cũng không kéo dài và các bác sĩ còn kê thuốc giảm đau, kháng sinh nên bạn không cần quá lo lắng.

6.3. Giá ghép xương răng bao nhiêu?

Giá ghép xương ổ răng tại Nha khoa Meddental dao động khoảng 7.000.000đ – 9.500.000đ. Chi phí phẫu thuật sẽ có sự chênh lệch ở các đơn vị với nhau do khác biệt về đội ngũ bác sĩ, chất lượng dịch vụ, công nghệ,…

7. Vinmec View Premium – Địa chỉ cấy ghép xương răng uy tín

Cấy ghép xương răng đang là dịch vụ có nhu cầu tăng mạnh và vì vậy có không ít các đơn vị bệnh viện, phòng khám cung cấp.

Tuy nhiên, Vinmec View Premium vẫn là địa chỉ uy tín số 1 được đông đảo khách hàng lựa chọn và đặt sự tin tưởng tuyệt đối.
 

 

Nha khoa Vinmec View Premium – Địa chỉ cấy ghép xương răng uy tín

Là nơi quy tụ của đội ngũ bác sĩ trên 20 năm kinh nghiệm với hàng ngàn ca cấy xương đạt tỷ lệ thành công 100%, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại luôn được đáp ứng đầy đủ. Cùng với công nghệ phẫu thuật tân tiến giúp mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho mọi khách hàng. 

Tại Vinmec View Premium chính sách bảo hành, nguồn gốc xương cấy ghép, trụ Implant cũng như giá thành đều được công khai, rõ ràng. Khách hàng sẽ được chủ động trong việc kiểm tra, tìm hiểu các thông tin theo mong muốn.

Ngoài ra, bác sĩ của Bệnh viện luôn tư vấn, hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau phẫu thuật một cách nhiệt tình nhất.

Tuy chỉ là một ca tiểu phẫu, nhưng ghép xương răng vẫn là một vấn đề quan trọng cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Bởi tỷ lệ thành công cao nhưng không phải là tuyệt đối, chưa kể đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với bác sĩ của Nha khoa Meddental để được giải đáp chi tiết hơn.

Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ