9h – 18h, Thứ hai – Thứ bảy (Chủ nhật đóng cửa)
+84 903 416 407

Premium Dental Clinic

Hàm duy trì cần đeo bao lâu ?

1. Hàm duy trì là gì và có những loại nào?

Những người sắp kết thúc quá trình niềng răng rất quan tâm đến vấn đề “hàm duy trì là gì và vì sao cần đeo nó”. Theo các chuyên gia, hàm duy trì có tác dụng giúp răng ổn định nhanh hơn. Các bác sĩ nha khoa thường chỉ định cho bệnh nhân đeo loại khí cụ này để đảm bảo kết quả tốt nhất sau khi thực hiện quá trình niềng răng. Có 2 dạng hàm duy trì phổ biến nhất là hàm duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp. 

1.1. Hàm duy trì cố định

Là phương pháp dùng dây duy trì để gắn vào bên trong răng bằng Composite. Phương pháp này giúp răng được cố định liên tục. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng bệnh nhân. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách vệ sinh có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý không được cắn vào vùng mang dây duy trì để tránh tình trạng bong dây. 

1.2. Hàm duy trì tháo lắp

– Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt

Trước hết, các bác sĩ sẽ lấy mẫu để thiết kế hai hàm đeo duy trì phù hợp với người bệnh. Ưu điểm của loại hàm này là có tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện nên bạn có thể tự tin đeo cả ngày, rất phù hợp với những đối tượng đang phải đi học, đi làm. Khi ăn uống, bạn có thể tháo hàm ra nên cũng rất thoải mái. Ngoài ra loại hàm này cũng rất dễ tháo lắp để vệ sinh hàm và vệ sinh răng miệng. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý cần dùng đều đặn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc tháo ra và quên không đeo. Hơn nữa, nếu tháo không đúng cách, có thể dẫn đến vỡ hoặc gãy hàm. 

– Hàm duy trì tháo lắp kim loại:

Khi đeo loại hàm này, có thể lộ dây cung kim loại ra mặt ngoài của răng. Chính vì thế, phương pháp này không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, ưu điểm của loại hàm duy trì này là có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng. Bạn cũng cần chú ý sử dụng đều đặn, tránh việc tháo ra và quên không đeo gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nếu trước khi ăn mà không tháo ra có thể gây gãy và vỡ hàm. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng. 

2. Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

– Có thể nói rằng, đeo hàm duy trì là một thử thách cuối cùng, mang tính quyết định về việc bạn có cơ hội sở hữu một hàm răng đẹp, một nụ cười tỏa sáng hay không. Theo các chuyên gia, việc đeo hàm duy trì sau tháo mắc cài niềng răng là rất cần thiết. Nguyên nhân là vì: 

+ Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và mô nha chu sẽ cần thời gian để điều chỉnh lại cấu trúc sao cho ổn định. Nếu không đeo hàm duy trì, dây chằng nha chu có thể khiến răng trở về vị trí ban đầu. 

Thời gian đeo hàm duy trì ở mỗi người khác nhau

+ Bên cạnh đó, sau quá trình niềng răng, xương hàm và răng nhạy cảm và yếu hơn vì thường xuyên phải chịu lực xiết. Hơn nữa, răng và khớp cũng sẽ phải hoạt động nhiều trong quá trình ăn uống. Những yếu tố này cũng có thể khiến răng trở lại vị trí ban đầu. 

Như vậy, đeo hàm duy trì sẽ giúp người bệnh bảo đảm kết quả niềng răng, răng sẽ được giữ cố định ở vị trí mới, tránh tình trạng xô lệch răng trong quá trình mô và nướu đang thích nghi với sự thay đổi của hàm răng.  

– Với thắc mắc cần đeo hàm duy trì trong bao lâu, các bác sĩ giải đáp như sau: 

+ Thời gian niềng răng càng lâu thì tần suất đeo hàm sẽ giảm đi và còn phụ thuộc vào vấn đề khớp cắn và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. 

+ Phần lớn, trong giai đoạn một tháng đầu tiên từ khi tháo mắc cài, người bệnh cần đeo liên tục cả ngày lẫn đêm. Vài năm sau thì tần suất đeo có thể thưa hơn. Chẳng hạn, chỉ cần đeo 2 đến 3 buổi trong một tuần. 

Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ