Hàn răng cho trẻ là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị răng miệng cho trẻ khá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều phụ huynh còn băn khoăn về việc có nên hàn răng cho trẻ hay không, có tốt không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn tới cha mẹ về vấn đề này nhé.
Hàn răng cho trẻ trong trường hợp nào
Hàn răng cho trẻ là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để tái tạo lại hình thể và thẩm mỹ cho răng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và bảo vệ răng hiệu quả. Riêng đối với trẻ nhỏ, trám răng là phương pháp giúp phục hồi lại cấu trúc răng rất phù hợp, bởi kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn.
Phương pháp hàn răng cho trẻ được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như:
– Điều trị bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy…
– Phục hình cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
– Kiểm soát và phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Có nên hàn răng cho trẻ không?
Đối với trẻ nhỏ, răng sữa có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và thẩm mỹ như ở người lớn. Răng sữa còn là nền tảng cho sự phát triển của răng sau này. Nên nếu răng sữa gặp các vấn đề như gãy vỡ, sứt mẻ hoặc mắc bệnh lý răng miệng nên được xử lý sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Hàn răng cho trẻ là một trong những giải pháp phục hồi cấu trúc răng đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có không ít cha mẹ băn khoăn tới việc có nên hàn răng cho bé không, liệu phương pháp này có hiệu quả và an toàn?
Trên thực tế, hàn răng cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là trường hợp sâu răng ở trẻ nhỏ. Răng bị sâu hỏng, hư vỡ nhanh chóng chỉnh sửa, tái tạo lại hình thể nhờ trám răng. Trẻ sẽ không còn đau nhức sau khi được hàn răng, có thể ăn nhai lại bình thường, đồng thời các lỗ sâu răng được bít kín, ngăn vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm tủy nặng hơn, bảo tồn răng thật của trẻ cho tới thời điểm thay răng sữa.
Nếu răng bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc mắc sâu răng, viêm tủy không được xử lý sớm, không được hàn răng phục hồi, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng, gây sâu răng nặng hơn, viêm nhiễm sâu vào tủy. Trẻ không chỉ đau nhức, ảnh hưởng tới ăn nhai mà mầm răng cũng sẽ bị ảnh hưởng về sau.
Phương pháp hàn răng cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Khi hàn răng cho trẻ em, phương pháp hàn răng trực tiếp được các chuyên gia, bác sĩ ưu tiên lựa chọn để thực hiện. Với phương pháp này, vật liệu hàn răng sẽ được đưa trực tiếp lên vị trí mô răng bị khuyết thiếu, sau đó bít kín các lỗ sâu hoặc mô răng bị hư vỡ, tái tạo lại hình thể cho răng.
Áp dụng kỹ thuật hàn răng trực tiếp khi hàn răng trẻ em có ưu điểm là dễ thực hiện, nhanh chóng và không gây đau nhức, khó chịu cho trẻ. Vật liệu hàn răng an toàn, không gây kích ứng cho răng miệng và dễ tạo hình, giúp việc hàn răng cho trẻ đạt được hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, với việc áp dụng công nghệ hiện đại sử dụng ánh sáng laser, khi hàn răng sâu hoặc hàn răng sữa cho trẻ em, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng đèn laser làm đông cứng vật liệu. Nhờ đó vết hàn răng bám chắc chắn vào bề mặt răng, tăng độ bền cho vết hàn răng. Sau khi hàn răng, trẻ có thể ăn nhai bình thường mà không phải chờ cho vết trám đông cứng như phương pháp cũ.