Bọc răng sứ nguyên hàm giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng và khắc phục toàn bộ những khuyết điểm của hàm răng như răng hô, móm, lệch lạc. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng chi phí bọc răng sứ toàn hàm là cả một “gia tài” không phải ai cũng đủ khả năng chi trả. Vậy thực hư thông tin này như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Bọc răng sứ nguyên hàm là gì?
Bọc răng sứ nguyên hàm là phương pháp nha khoa thẩm mỹ mà bác sĩ sử dụng để phục hình lại hàm răng của bạn bằng cách mài răng thật để tạo thành trụ răng. Sau đó, răng sứ sẽ được gắn cố định lên để giúp chúng có hình dáng giống như răng thật.
Theo đó, bác sĩ sẽ mài đi từ 6 – 8 răng trên cùng 1 hàm và chụp răng giả lên trên. Thông thường răng được lựa chọn để phục hình là nhóm răng cửa và răng nanh.
Lý do là bởi mục đích cuối cùng khi làm răng sứ là có hàm răng đẹp, nụ cười tươi mới, mà để có nụ cười đẹp thì hầu hết phụ thuộc vào nhóm răng cửa, răng nanh.
Vì đây đều là những chiếc răng lộ ra nhiều nhất mỗi khi chúng ta cười và nói chuyện với mọi người xung quanh. Do vậy nếu răng cối, răng tiền hàm không gặp vấn đề gì thì bác sĩ sẽ chỉ xử lý nhóm răng cửa, răng nanh chứ không bọc răng sứ cho tất cả các răng trên hàm.
2. Trường hợp nào nên làm răng sứ toàn hàm?
Giá bọc răng sứ nguyên hàm không phải là số tiền nhỏ với nhiều người, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Hơn thế, không phải trường hợp nào cũng nên tiến hành làm dịch vụ trên.
Theo bác sĩ Phạm Thị Hạnh, nguyên tắc để quyết định có nên làm răng sứ cả hàm không là dựa vào vị trí và số răng bị tổn thương.
Nếu trên cùng 1 hàm, cả 4 chiếc răng cửa đều gặp vấn đề thì việc chụp răng sứ toàn hàm sẽ là cần thiết. Ngược lại nếu chỉ có 1 – 2 chiếc răng cửa, răng nanh gặp tổn thương thì không nhất thiết phải bọc sứ nguyên hàm.
Ngoài ra đối với người có khẩu hình cười rộng thì sẽ cần xem xét tới việc bọc cả răng nanh và răng tiền hàm. Bởi 1 nụ cười rộng sẽ khiến những chiếc răng này lộ ra bên ngoài.
Dưới đây là tổng hợp những trường hợp nên chụp răng sứ cả hàm phổ biến nhất:
Nhóm răng cửa và răng nanh bị ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu kháng sinh, nhiễm Florua… ở mức độ nặng, không thể tẩy trắng răng bằng các biện pháp thông thường.
Răng bị móm, hô vẩu, thưa, khấp khểnh ở mức độ nhẹ. Bác sĩ chuẩn đoán có thể bọc răng sứ thay vì niềng răng.
Răng bị mòn, sâu, gãy hoặc hư hỏng nặng gây ảnh hưởng tới cấu trúc hoặc chức năng, bọc răng sứ toàn hàm có thể giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tránh những vấn đề khác như viêm nhiễm hoặc đau đớn.
Răng hình thể quá ngắn hoặc quá dài, cười hở lợi.
Răng phát triển không đồng đều, gây mất thẩm mỹ thì nên làm răng sứ toàn hàm, vì chúng có thể giúp tạo ra một đường chân răng đẹp và đồng đều.
3. Có nên bọc răng sứ nguyên hàm không?
Rất nhiều khách hàng dù gặp phải tình trạng tổn thương nhiều răng cửa và răng nanh cùng lúc, tuy nhiên họ vẫn lo lắng, băn khoăn không biết có nên bọc răng sứ toàn hàm không? Nhất là khi chi phí của dịch vụ làm răng sứ cả hàm không phải rẻ chút nào.
Tuy nhiên các nha sĩ vẫn thường đưa ra lời khuyên, khi có từ 3 – 4 chiếc răng cửa hoặc răng nanh gặp vấn đề, nếu chỉ xử lý đơn lẻ sẽ dễ dẫn tới tình trạng hàm răng bị mất tự nhiên. Bởi vốn dĩ răng sứ vẫn có những đường nét, hình thể hơi khác biệt so với răng tự nhiên.
Vì thế nếu nhiều răng cửa và răng nanh có vấn đề thì khách hàng nên tiến hành chụp răng sứ nguyên hàm. Nhờ vậy sẽ tạo nên một tổng thể thẩm mỹ nhất, đồng thời còn giúp khắc phục các khuyết điểm về hàm răng mà bạn đang gặp phải.
Chưa kể, phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ nguyên hàm còn giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp – nụ cười tự tin, cải thiện chức năng ăn nhai cũng như hạn chế tối đa tình trạng răng xỉn màu.
3.1. Sở hữu hàm răng đẹp, nụ cười tự tin
Bọc răng sứ nguyên hàm là một trong những giải pháp hiệu quả giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tự tin hơn.
Với răng sứ, bác sĩ có thể tùy chỉnh hình dáng, màu sắc và kích thước của mão sứ để phù hợp với khuôn mặt của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ có được nụ cười tuyệt đẹp, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như các hoạt động xã hội khác. Hơn thế, chúng cũng giúp bạn tăng sự tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Không những vậy, bọc răng sứ nguyên hàm sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn khi nâng độ trắng sáng của răng, không còn tình trạng phải phụ thuộc vào màu răng tự nhiên nữa.
Thêm vào đó, khách hàng cũng có thêm cơ hội thay đổi diện mạo thông qua dáng răng sứ. Ví dụ với đàn ông thì có thể tăng thêm độ nam tính thông qua dáng răng cửa vuông, phụ nữ thì trở nên đáng yêu hơn qua dáng răng thỏ…
3.2. Cải thiện khả năng ăn nhai
Răng sứ được gia công từ những vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Vì thế khi làm răng sứ toàn hàm sẽ giúp khách hàng nâng cao được khả năng ăn nhai. Với hàm răng đều, chắc khỏe, bạn có thể ăn nhai thoải mái và hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Thế nhưng dù răng sứ có khả năng chịu lực ăn nhai tốt như vậy, bạn cũng không nên lạm dụng. Bởi nếu nhai đồ cứng, đồ dai với trong thời gian dài cũng vẫn khiến răng sứ nhanh hư hỏng, ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng và sẽ mất thêm chi phí sửa chữa
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Implant Dentistry vào năm 2016 đã khảo sát hiệu quả bọc răng sứ đối với việc ăn nhai. Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá chức năng ăn nhai của 20 người trước và sau khi được bọc răng sứ. Kết quả cho thấy sau khi làm răng sứ, chức năng ăn nhai của họ đã được cải thiện đáng kể, cụ thể là khả năng cắn nát thức ăn, tăng độ bền và ổn định khi nhai tốt hơn 2 – 3 lần.
3.3. Không còn lo xỉn màu răng
Khi làm răng sứ cả hàm, bạn sẽ không còn lo lắng về việc răng của mình sẽ xỉn màu do tác động của thức uống và thực phẩm như là cà phê, trà, rượu, thuốc lá, cà ri, socola… Bởi men sứ có khả năng hạn chế tối da tình trạng nhiễm màu từ thực phẩm.
Ngoài ra, răng sứ còn giúp ngăn ngừa việc hình thành vết ố vàng, mảng bám trên bề mặt răng, giúp cho hàm răng của bạn luôn sạch sẽ và đều đẹp.
4. Bọc răng sứ nguyên hàm nên chọn loại nào?
Do bản chất của kỹ thuật làm răng sứ cả hàm sẽ tập trung ở nhóm răng cửa và răng nanh. Vì thế, việc lựa chọn loại răng sứ sẽ cần phải chú trọng hơn. Ngoài việc đảm bảo chức năng ăn nhai còn phải dựa trên tiêu chí về thẩm mỹ.
Hiện tại đang có hai loại răng sứ chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ, mỗi một loại sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt.
4.1. Đối với răng sứ kim loại
Nếu chỉ vì muốn tiết kiệm chi phí chụp răng sứ cả hàm mà chọn răng kim loại thì bạn nên cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Bởi răng sứ kim loại tuy có giá thành rẻ, khả năng chịu lực ăn nhai ở mức độ tốt nhưng lại có không ít nhược điểm về độ bền cũng như tính thẩm mỹ.
Những chiếc răng sứ kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ bị đen viền nướu do tình trạng oxy hóa, khi đó chắc chắn bạn không thể tự tin với nụ cười của mình được nữa.
Chưa kể, thời gian sử dụng của răng sứ kim loại chỉ được khoảng 5 – 7 năm, sau đó khi bị oxy hóa bạn phải thay lại răng sứ mới toàn bộ.
4.2. Đối với răng toàn sứ
Răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ nguyên khối là loại răng giả được làm từ sứ có độ cứng và độ bền cao. Răng toàn sứ thường được sử dụng để thay thế những chiếc răng bị hư hỏng nặng hoặc mất hoàn toàn, tạo ra hàm răng mới với hình dáng và màu sắc giống như răng thật.
Răng toàn sứ có nhiều ưu điểm, bao gồm:
Tạo ra hàm răng đẹp, tự nhiên và đồng đều về hình dáng, màu sắc.
Có độ bền cao và khả năng chống mòn tốt hơn so với răng giả bằng composite hay kim loại.
Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây ố vàng răng như uống nước trà, cà phê, thuốc lá…
Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình 15 – 20 năm.
Không xảy ra tình trạng oxy hóa.
An toàn, lành tính với sức khỏe người dùng.
Dưới đây là một phương án khá phổ biến mà nhiều khách hàng đang lựa chọn cho nhu cầu bọc răng sứ cả hàm của mình.
Đối với 4 chiếc răng cửa: Lựa chọn các mẫu răng Zirconia cao cấp có độ trong mờ và tính thẩm mỹ vượt trội.
Đối với 2 chiếc răng nanh và răng tiền hàm: Có thể sử dụng răng Zirconia truyền thống có mức giá rẻ hơn, bởi những vị trí này không yêu cầu khắt khe về thẩm mỹ, thay vào đó chỉ cần độ cứng hoàn hảo là được.
Có thể thấy rằng, đối với nhu cầu làm răng sứ toàn hàm thì răng nguyên sứ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua.
5. Quy trình bọc răng sứ cả hàm như thế nào?
Nhiều khách hàng sẽ nghĩ rằng, chụp răng sứ toàn hàm thì quy trình sẽ phức tạp và mất thời gian hơn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, quy trình bọc răng sứ cả hàm cũng không khác nhiều với làm răng sứ đơn lẻ.
Bước 1: Thăm khám và Tư vấn
Khi khách hàng có nhu cầu dùng dịch vụ, bác sĩ cần kiểm tra toàn bộ sức khỏe răng miệng của khách hàng. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá xem với tình trạng hiện tại thì khách hàng có phù hợp làm răng sứ toàn hàm hay không.
Cuối cùng bác sĩ sẽ tư vấn các mẫu răng sứ hiện có của nha khoa và ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng.
Bước 2: Gây tê và Mài răng
Sau khi xác định được số răng và vị trí răng cần mài, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê để giúp khách hàng không bị đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình mài răng.
Tùy thuộc vào công nghệ, tay nghề của bác sĩ mà thời gian mài răng sẽ chênh lệch chút ít. Trung bình tại Vinmec View Premium, bác sĩ cần 5 – 10 phút để mài xong 1 răng.
Vì vậy thời gian chuẩn bị để làm răng sứ nguyên hàm sẽ lâu hơn bọc sứ đơn lẻ chút ít, thường sẽ tốn khoảng 30 – 45 phút để hoàn tất mài răng.
Bước 3: Lấy dấu hàm và Chế tác răng sứ
Sau khi mài răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm và gửi sang bộ phận labo để chế tác răng sứ cho khách hàng.
Bước 4: Lắp răng sứ và Căn chỉnh khớp cắn
Khi răng sứ được chế tác xong, bác sĩ sẽ liên hệ cho khách hàng đến để lắp răng sứ. Trước khi gắn cố định, bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng sứ có vừa vặn với cùi răng không, có bị cộm hay vướng víu không. Cuối cùng là căn chỉnh khớp cắn và gắn keo nha khoa cố định răng sứ.