Lệch khớp cắn là gì?
Sai lệch khớp cắn là tình trạng mất tương quan giữa 2 hàm, do cấu trúc xương phát triển quá mức khiến răng hàm trên và hàm dưới không khớp lại được với nhau, gây biến dạng khuôn mặt.
Có 4 loại lệch khớp cắn phổ biến là:
Khớp cắn ngược: hay có tên gọi khác là móm, là tình trạng sai khớp cắn khá nghiêm trọng với phần xương hàm dưới phát triển dài hơn so với mức bình thường. Trong khi đó xương hàm trên lại ngắn hơn và thụt vào trong dẫn đến tình trạng môi và cằm dưới chìa ra ngoài.
Khớp cắn sâu: là tình trạng răng hàm trên che phủ gần như hoàn toàn hàm dưới khi cắn chặt hàm, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và phát âm. Khớp cắn sâu khi nhìn nghiêng sẽ có phần rất giống với tình trạng răng vẩu.
Khớp cắn hở: là tình trạng nhóm răng ở hai hàm không thể chạm vào nhau khi khép răng, tạo thành một khoảng hở đủ lớn có thể thấy được lưỡi bên trong. Đây được xem là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng ăn nhai và phát âm.
Khớp cắn chéo: là tình trạng răng bị xô lệch, mọc chồng chéo lên nhau gây ra sự mất tương qua giữa hai hàm trên và dưới. Chúng không tác động nhiều đến cấu trúc mặt nhưng gây mất tự tin khi cười, và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn là gì?
Theo các chuyên gia nha khoa, phần lớn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh đang gặp phải một trong những yếu tố sau đây:
- Di truyền bẩm sinh
- Răng bị chấn thương nặng
- Trường hợp mất răng sữa quá sớm
- Có thói quen xấu: bú tay, ngậm bút….
Tại sao phải điều trị sai lệch khớp cắn càng sớm càng tốt?
Việc sai lệch khớp cắn không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của cả khuôn mặt, khiến mặt trở nên mất cân đối, thậm chí là méo lệch, mà còn là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Gây cản trở đến việc ăn nhai của răng hàm, khiến việc nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn
- Làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng: Viêm nha chu, viêm nướu….
- Sai khớp cắn còn kéo theo nhiều bệnh về đường hô hấp, dạ dày…, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung của cơ thể.
Vì vậy, điều trị sai lệch khớp cắn càng sớm càng tốt là khuyến cáo chung của các chuyên gia dành cho bạn để giúp khắc phục sớm tình trạng sai khớp cắn, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Điều trị lệch khớp cắn bằng cách nào hiệu quả nhất?
Hiện nay, tại các trung tâm nha khoa lớn thường áp dụng 4 phương pháp điều trị khớp cắn bị lệch chính, đó là: Niềng răng, bọc răng sứ, phẫu thuật chỉnh hàm và phẫu thuật kết hợp niềng răng. Và tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như tình trạng sai lệch khớp cắn của từng người mà các bác sĩ sẽ đưa ra một phương án điều trị phù hợp nhất.
Sai lệch khớp cắn do xương hàm: Phẫu thuật chính là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành đường rạch bên trong khoang miệng để bóc tách và cắt xương hàm, sau đó điều chỉnh hàm về đúng vị trí tương quan giữa 2 khớp cắn. Ngay sau khi phẫu thuật chỉnh hàm xong, bạn sẽ sớm có một khuôn hàm đều đặn và tự nhiên, không còn lệch lạc.
Sai lệch khớp cắn do răng: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng niềng răng để chỉnh lại khớp cắn. Bằng cách sử dụng các khí cụ nha khoa cố định hay tháo lắp để nắn chỉnh răng về lại đúng vị trí mong muốn, ngay sau khi điều trị bạn sẽ có ngay một khuôn hàm đều đẹp như mong đợi.
Trường hợp sai khớp cắn ở mức độ nhẹ, khách hàng có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để khắc phục tình trạng này. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng theo một tỉ lệ nhất định, đồng thời bọc mão sứ lên trên vùng khớp cắn lệch sao cho hài hòa, cân xứng nhất.
Ngoài ra nếu nguyên nhân gây sai khớp cắn là do cả răng và hàm, bác sĩ sẽ cho khách hàng niềng răng kết hợp với phẫu thuật để đưa chúng về đúng lại vị trí khớp cắn ban đầu mà không gây ảnh hưởng nhiều đến đường nét của khuôn mặt, an toàn, nhanh chóng và không gây biến chứng.