9h – 18h, Thứ hai – Thứ bảy (Chủ nhật đóng cửa)
+84 903 416 407

Premium Dental Clinic

Niềng răng mặt trong: Ưu điểm và thời gian niềng răng

Niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi) là phương pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn để đảm bảo được tính thẩm mỹ trong quá trình niềng. Sau khi tháo niềng, các răng thưa, mọc lệch lạc, hô, móm… đều dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.  Nhờ vậy, diện mạo của hàm răng sẽ được thay đổi và cải thiện chức năng ăn nhai.

1. Niềng răng mặt trong là gì

Niềng mặt trong là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống khí cụ gồm mắc cài, dây cung… để tác động lực lên răng, nhằm mục đích điều chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Điểm khác biệt so với các phương pháp niềng răng mắc cài là khí cụ được gắn vào mặt trong của răng, nơi tiếp giáp với lưỡi. Chính vì vậy, mọi người xung quanh rất khó phát hiện bạn đang đeo niềng.

 

 

2. Niềng mặt trong phù hợp với trường hợp nào

Phương pháp chỉnh nha mặt trong phù hợp với tất cả các trường hợp sai lệch về răng từ đơn giản cho đến phức tạp như sau:

  • Hô, móm do sự phát triển của răng.
  • Răng thưa gây khó khăn khi ăn nhai và tạo điều kiện cho cặn thức ăn giắt lại.
  • Khớp cắn ngược, cung hàm dưới bao phủ lên hàm trên.
  • Các răng mọc lộn xộn, chen chúc trên cung hàm.
  • Răng ở hai hàm trên và dưới không thể chạm vào nhau khi hàm ở trạng thái nghỉ.
  • Răng hàm trên gần như bao phủ hoàn toàn răng hàm dưới.

3. Ưu điểm của niềng mặt trong

So với niềng răng mắc cài thông thường, chỉnh nha mặt trong có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ khi niềng: Thay vì gắn ở mặt bên ngoài, các khí cụ chỉnh nha sẽ được gắn vào mặt bên trong của hàm răng. Do đó, tính thẩm mỹ của hàm răng vẫn được đảm bảo trong quá trình đeo niềng. Bạn hoàn toàn có thể tự tin trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
  • Hiệu quả chỉnh nha tốt: Hiệu quả niềng răng của mắc cài mặt trong không hề thua kém so với các phương pháp chỉnh nha khác. Sau một khoảng thời gian đeo niềng, các răng trên cung hàm sẽ dần dịch chuyển tới vị trí chuẩn trên cung hàm.
  • Hạn chế tổn thương niêm mạc: Mắc cài được sử dụng trong chỉnh nha mặt trong được thiết kế nhỏ gọn với bề mặt trơn láng nên hạn chế được tình trạng bị tổn thương niêm mạc miệng.

4. Quy trình niềng răng mặt trong

Chỉnh nha mặt trong được tiến hành theo quy trình gồm có các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ nha khoa khám tình trạng răng miệng và xây dựng phác đồ điều trị tối ưu. Với những người bị bệnh lý về răng, nướu, bác sĩ cần điều trị dứt điểm trước để quá trình niềng diễn ra suôn sẻ.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm và đặt thun tách kẽ và gắn khâu.
  • Bước 3: Đánh bóng nhẹ bề mặt răng và bôi keo nha khoa để giữ các mắc cài trên răng.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên phía mặt trong của răng. Keo nha khoa sẽ nhanh chóng cứng lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Sau đó, bác sĩ đi dây cung để tác động lực kéo lên răng.
  • Bước 5: Đến nha khoa kiểm tra định kỳ 3 – 6 tuần để bác sĩ kiểm tra, thay dây cung và gia tăng lực siết.
  • Bước 6: Tháo niềng và đeo khay duy trì khi các răng đã dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm.

5. Cách chăm sóc tại nhà khi niềng răng mặt trong

Khi chỉnh nha mặt trong, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà, cụ thể là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn uống khoa học và thăm khám răng miệng định kỳ.

5.1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Khi chỉnh nha mặt trong, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Ngoài ra, do khí cụ được sử dụng là mắc cài, dây cung… nên bạn cần dùng thêm bàn chải kẽ dành cho người niềng để đảm bảo làm sạch cặn thức ăn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Chúng có thể dễ dàng làm sạch các kẽ răng và rãnh mắc cài mà không gây tổn thương tới mô nướu. Cuối cùng, mỗi ngày, bạn cần súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần, mỗi lần từ 30 – 60 giây để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn chặn các bệnh lý về răng, nướu.

5.2. Chế độ ăn uống

Trong quá trình niềng răng, bạn cần ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm như cháo, súp, khoai tây nghiền… để tránh tác động nhiều áp lực lên hàm răng và gây bung, tuột khí cụ. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung thêm dưỡng chất cho răng, giúp răng, nướu thêm chắc khỏe.

Ngoài ra, bạn cần tránh sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm quá cứng, rắn như xương, ngô rang, mía, hạt cứng… vì răng cần phải sử dụng nhiều lực nhai, gây đau nhức và bung mắc cài.
  • Thực phẩm dính, dẻo như bánh nếp, kẹo cao su… Chúng rất dễ bám dính vào khí cụ chỉnh nha và khó làm sạch hoàn toàn.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… bởi đường là tác nhân khiến cho mảng bám, cao răng nhanh chóng hình thành và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể tác động lên mắc cài, dây cung và khiến cho chúng bị biến dạng, làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

5.3. Thăm khám định kỳ

Trong quá trình chỉnh nha mặt trong, bạn cần phải tuân thủ lịch khám răng định kỳ của bác sĩ. Ở mỗi đợt tái khám, bác sĩ sẽ làm sạch toàn bộ khoang miệng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra sự dịch chuyển của răng và có phương án điều chỉnh phù hợp như thay dây cung, siết răng…

Niềng răng mặt trong là phương pháp chỉnh nha hiện đại, mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, quá trình cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể đem lại kết quả cao nhất. Do đó khi có nhu cầu chỉnh nha mặt trong, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn.

 

 

Đặt lịch hẹn gặp bác sĩ