1. Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng ở trẻ có thể là do các chấn thương như sứt mẻ, gãy ngang thân răng, vỡ răng, chảy máu chân răng… Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do sâu răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương đến tủy răng.
Khi trẻ bị viêm tủy răng rất nhiều phụ huynh băn khoăn không biết có nên lấy tủy răng ở trẻ em không và điều này có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ hay không?
Theo các chuyên gia về nha khoa, việc lấy tủy răng ở trẻ đúng cách khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm tủy răng sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến trẻ. Hơn nữa, điều này còn giúp trẻ thoát khỏi tình trạng đau đớn do viêm tủy răng gây ra. Nhờ vậy mà trẻ có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường và phát triển toàn diện hơn.
Ngược lại, nếu răng sữa của trẻ bị chết tủy nhưng không được điều trị lấy tủy răng sớm sẽ lây lan sang răng bên cạnh. Làm phá hủy các tổ chức liên kết quanh răng, làm răng lung lay và dễ bị gãy rụng sớm. Khi răng sữa của trẻ bị mất sớm mà chưa đến thời điểm thay răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn nhai và phát âm của trẻ.
Đặc biệt, còn khiến cho hướng mọc của răng vĩnh viễn bị thay đổi. Bởi khi một chiếc răng sữa bị rụng sớm, những chiếc răng kế cận cũng sẽ có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc nhau.
Như vậy, với thắc mắc có nên lấy tủy răng ở trẻ em không? thì việc lấy tủy răng cho trẻ em hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe. Ngược lại còn giúp trẻ có được hàm răng đẹp, chắc khỏe trong tương lai.
2. Khi nào nên lấy tủy răng cho trẻ em?
Sau khi đã biết được trẻ em có nên lấy tủy răng không? các mẹ cũng cần phải biết được khi nào nên lấy tủy răng cho trẻ em? Dưới đây là một số trường hợp mà các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi điều trị tủy răng sớm để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, đó là:
- Răng đau nhức, lung lay.
- Răng bị đau nhức rồi lan lên thái dương mặc dù đã uống thuốc mà cũng không hiệu quả.
- Răng nhạy cảm quá mức với các loại thức ăn, đặc biệt là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu răng.
- Nướu bị sưng tấy đỏ, không được khỏe mạnh như bình thường.
- Phần nướu dưới chân răng xuất hiện các ổ mủ và bị đau khi ấn tay vào.
- Hơi thở có mùi.
- Răng bị nứt, vỡ do sâu răng hoặc do chấn thương làm lộ tủy răng.
3. Các phương pháp lấy tủy răng ở trẻ em
Để điều trị lấy tủy răng cho trẻ, các bác sĩ chuyên nha khoa sẽ dựa vào mức độ tổn thương để lựa chọn phương pháp phù hợp cho trẻ. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị lấy tủy răng phổ biến ở trẻ đó là:
3.1. Phương pháp nhổ răng
Răng sữa của trẻ có đầy đủ các chức năng của răng và tồn tại đến khi trẻ 10-12 tuổi, sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Không nên nhổ răng sữa cho trẻ quá sớm, tuy nhiên nếu như trẻ gặp phải trường hợp dưới đây thì cần phải nhổ răng sữa, đó là:
- Tình trạng răng bị vỡ nghiêm trọng và kèm theo viêm nhiễm, trong răng có mủ và có hiện tượng viêm nhiễm.
- Khi thực hiện chụp X-quang cho thấy răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc trong vòng 6 tháng tiếp theo.
Còn lý do không nên nhổ răng sữa quá sớm là vì có thể dẫn đến tình trạng thưa răng khi mà răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên. Điều này khiến cho quá trình ăn uống của trẻ gặp khó khăn và đồng thời sau này, khi trẻ mọc răng vĩnh viễn cũng có nguy cơ mọc chậm hơn và bị mọc lệch.
3.2. Lấy tủy răng
Như đã nói ở trên, lấy tủy răng là lựa chọn cần thiết đối với những trẻ đã bị viêm tủy răng. Trong trường hợp trẻ chỉ bị viêm nhiễm một phần tủy răng thì các bác sĩ có thể dùng thuốc diệt tủy để diệt viêm hoàn toàn rồi mới lấy tủy răng.
Khi lấy tủy răng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Thăm khám, kiểm tra để nắm rõ được tình trạng viêm tủy răng của trẻ.
- Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và gây tê tại chỗ cho trẻ.
- Bước 3: Đặt đế cao su vào miệng để ngăn chặn hóa chất được sử dụng khi lấy tủy răng sẽ không bị rơi vào đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc đặt đế cao su để giúp không cản trở đến tầm nhìn và hỗ trợ quá trình lấy tủy răng diễn ra thuận lợi hơn.
- Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để khoan một lỗ nhỏ từ thân răng đi thẳng xuống ống tủy. Sau đó sẽ loại bỏ sạch phần tủy bị viêm, rồi rửa và làm sạch ống tủy.
- Bước 5: Trám bít răng để làm lấp đầy buồng tủy trống, thay thế phần tủy răng đã được lấy đi.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, khi lấy tủy răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho trẻ nên sẽ không đau cho trẻ trong quá trình lấy tủy răng. Vì thế, các bậc cha mẹ có thể yên tâm về vấn đề này.
4. Cách phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ
Trẻ em bị viêm tủy răng chủ yếu là do thói quen và sở thích ăn đồ ngọt, chăm sóc răng miệng chưa đúng cách gây ra sâu răng. Do đó, để phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ sau đây:
- Tập cho trẻ thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng bàn chải có lông mềm, chải nhẹ tay dọc theo chiều dài thân răng hoặc theo vòng tròn.
- Các bậc cha mẹ cần lưu ý là không nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, vì lúc đó thì lượng axit ở răng khá cao gây ảnh hưởng đến men răng.
- Để khuyến khích trẻ có thói quen đánh răng thường xuyên các bậc cha mẹ có thể đồng hành cùng con, lựa chọn các loại bàn chải có màu sắc, có hình dáng những nhân vật mà con yêu thích hoặc thưởng cho con sau những lần chải răng…
- Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giúp làm sạch kẽ răng một cách tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt, tinh bột, nước ngọt có ga và thức ăn nhanh. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt, cá, trứng, sữa… để răng trẻ được chắc khỏe.
- Trường hợp trẻ gặp hiện tượng nghiến răng khi ngủ thì hãy cho trẻ đeo máng chống nghiến. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao vận động mạnh…
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng được tốt nhất và kịp thời xử lý những vấn đề bất thường về răng miệng có thể xảy ra.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc có nên lấy tủy răng ở trẻ em không? Từ đó, lấy tủy răng cho trẻ em đúng thời điểm, trong những trường hợp cần thiết để giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe trong tương lai.